Bu lông móng
Liên hệ
Liên hệ báo giá
Điện thoại: 0983.091.226 / 0961.743.795
Email: Cuonghaiphathn@gmail.com
Địa chỉ: Số nhà 10, Liền kề 31, KĐT mới Vân Canh, Hoài Đức,Hà Nội.
Tổng Hợp Các Loại Bu Lông Móng Thông Dụng Nhất Hiện Nay
Bu lông móng còn được mọi người gọi với tên bu lông neo. Sự phong phú về chủng loại đã giúp nó trở thành chi tiết quan trọng bậc nhất trong nhiều công trình. Mỗi loại bu lông neo lại có cấu tạo, tính chất, đặc điểm riêng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các loại bu lông neo hiện nay.
Công dụng của bu lông móng
Bu lông móng được khách hàng ưa chuộng và lựa chọn bởi những công năng vô cùng tiện lợi của mình. Nó là chi tiết trung gian giúp cố định các kết cấu thép. Đúng như tên gọi của mình, bu lông móng dùng khi cần tạo liên kết giữa các phần với kết cấu móng của công trình. Nó được ứng dụng trong các nhà máy thép kết cấu, nhà máy thép tiền chế, kho xưởng,… góp phần quan trọng trong việc tạo độ vững chãi cho toàn bộ hệ thống mái của nhà xưởng. Chính nhờ công dụng này, bu lông móng được đánh giá là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của một công trình. Nó có tầm ảnh hưởng đặc biệt đến kết cấu cũng như chất lượng của công trình đó. Trong các nhà máy, bu lông này có mặt trong việc lắp đặt các loại mô hình, máy móc và thiết bị. Nó tạo ra liên kết làm cho chân máy cố định với nền nhà máy. Qua đó giúp giảm rung lắc, tránh sai số trong quá trình làm việc. Chi tiết này còn góp phần trong các công trình có hệ cột điện, các loại trụ móng. Ngoài ra, loại này có mặt tại các cẩu trục cảng biển, định vị chân cẩu…
Vật liệu sản xuất bu lông neo
Bu lông móng xuất hiện nhiều ở những nơi phải chịu lực lớn. Vì vậy, các loại hợp kim có độ bền cao được làm vật liệu cấu tạo nên bu lông móng. Thông thường, nhà thầu dựa vào tiêu chuẩn cụ thể của công trình để lựa chọn vật liệu sản xuất phù hợp. Các loại thép có thể được sử dụng để sản xuất bu lông khá đa dạng như CT3, SS400, S45C, 40Cr, inox 201, 304 hoặc 316… Ngoài độ cứng, đây còn là các loại vật liệu chống tác động oxy hóa khá tốt. Mỗi vật liệu có độ bền cùng các đặc điểm khác nhau. Chính vì thế, cần xem xét kỹ đặc điểm công trình để có lựa chọn phù hợp
Các loại bu lông móng thông dụng
Bu lông neo chữ J
Chủ yếu các loại bu lông neo được đặt tên theo hình dáng của nó. Bu lông neo chữ J có phần thân hình trụ tròn, có hình chữ J. Phần đầu được tiện ren. Bu lông chữ J thường được làm ra dựa vào các tiêu chuẩn nhất định như JIS, GB, Din, TCVN. Bu lông chữ J được làm ra với nhiều chiều dài và quy chuẩn khác nhau.
Bu lông neo kiểu JA
Bu lông neo kiểu JA có vẻ ngoài khá giống với bu lông chữ J. Bu lông bao gồm phần thân là một thanh trụ với phần đuôi ống được uốn cong. Phần đầu cũng được tiện ren. Trong môi trường chịu lực như các công trình cao tầng, bu lông neo JA cần có độ bền trên 8.8.
Bu lông móng (bu lông neo) chữ L
Tương tự những loại bu lông móng khác, bu lông này được đặt tên theo cấu tạo của nó. Với một đầu bẻ móc, đầu còn lại được tiện ren. Đây là loại bu lông xuất hiện phổ biến trong ngành xây dựng. Bu lông chữ L có chiều dài từ 200 – 3000mm. Bu lông loại này thường được cấu tạo bởi thép không gỉ, thép hợp kim theo tiêu chuẩn JIS, GB, DIN, TCVN…Bu lông móng là chi tiết quan trọng hàng đầu đối với hầu hết các công trình. Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã có được những thông tin cần thiết về các loại bu lông neo hiện nay trên thị trường. Hãy xem xét thật kỹ hạng mục công trình để lựa chọn được loại chi tiết phù hợp nhất.
Để bạn hiểu n.hiều hơn về bu lông ốc vít xem thêm tại đây: https://bulonghaiphat.com/bu-long-oc-vit/