Trang chủ Tin tức Cách xiết bu lông inox đúng cách

Cách xiết bu lông inox đúng cách

Nguyên Tắc Xiết Bu Lông Inox Đúng Cách Chỉ Dân Chuyên Mới Biết

Có thể nói lực xiết là yếu tố dẫn đến hiệu quả cũng như công suất hoạt động của công việc. Và nếu như việc xác định lực xiết sai hoặc chưa đủ. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng các chi tiết sẽ bị nới lỏng. Chính vì vậy, hãy xem ngay bài viết về hướng dẫn xiết bu lông inox đúng cách sau đây. 

xiet-bu-long-dung-cach

Tại sao bu lông bị lỏng?

Sau khi làm việc và vận hành một thời gian, bu lông sẽ xảy ra một số hiện tượng điển hình nhất là bị lỏng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến công năng của sản phẩm.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến việc bu lông bị lỏng:

  • Trong quá trình hoạt động, sự rung chuyển của các thiết bị, máy móc có thể làm lỏng các mối nối của bu lông
  • Trong quá trình vận hành và làm việc của máy móc và các thiết bị sẽ phát sinh thêm một lực mới, chính là lực đàn hồi. Khi tác động lên một bu lông trong kết cấu chung cũng có thể ảnh hưởng đến các bu lông khác, có thể làm tăng hoặc giảm lực căng trước đó của chúng.
  • Các thành phần vật liệu khác nhau sẽ bị biến động tùy thuộc vào nhiệt độ khác nhau.
  • Sức căng ban đầu không đủ khi lắp đặt.

Các khớp nối bắt bu lông có khả năng giảm thiểu sự đàn hồi. Khi lắp đặt, việc đảm bảo đủ sức căng ban đầu giúp làm giảm độ ảnh hưởng của các chuyển động và giảm khả năng chuyển động theo chiều ngang. Chính vì thế, bu lông sẽ hạn chế sự tự nới lỏng nếu khớp được bắt đúng chuẩn và được vặn đủ lực.

xiet-bu-long-dung-cach

Nguyên tắc tính lực xiết bu lông đúng cách

Yếu tố ảnh hưởng đến lực xiết bu lông

Đối với mỗi một loại bu lông nói riêng và các chi tiết thi công như vậy nói chung. Chúng có một lực xiết đạt chuẩn. Giá trị này được tính theo quy định chung của quốc tế.

Có 2 nguyên nhân chính tác động đến lực vặn bu lông:

  • Đường kính bu lông
  • Cấp độ bền của bu lông

Độ bền của nó sẽ được nhà sản xuất khắc ký hiệu trên phần đầu lục giác. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, người ta sẽ thường xuyên kiểm tra, test cấp độ bền. Điều này sẽ diễn ra tại một số trung tâm kiểm tra chất lượng. Bước này khá quan trọng vì nó giúp xác định độ bền, lực siết – những thứ tác động rất lớn đến chất lượng công trình.

Các bước tính lực siết bu lông

Bước 1: Xác định kích cỡ bu lông:

Việc xác định kích cỡ bu lông dựa vào 2 thông số:

  • d: đường kính của bu lông
  • s: size bu lông (cỡ ecu ứng với loại bu lông đó)

Hai thông số trên là hoàn toàn không giống nhau. Có người gọi theo kích thước của ecu, có người sẽ gọi theo đường kính.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chúng được biểu thị với nhau bằng công thức sau: s = 1.5× d

Bước 2: Xác định lực siết.

Sau khi đã tính được hai số liệu là “d” và “s”, căn sang phải, nhìn sang cột số liệu độ bền của bulong. Tiếp theo căn từ trên xuống, ở ô giao nhau là lực xiết mà ta cần tìm (N.m).

xiet-bu-long-dung-cach

Tuy nhiên, cách tính này chỉ được dùng cho các loại bu lông mới. Trong trường hợp không có dầu mỡ, hệ số ma sát được tính là 0,14. Mặt khác, lực siết phải hạ xuống 20% nếu dùng trong môi trường bôi trơn với bu lông mạ kẽm.

Cách lựa chọn dụng cụ kiểm tra lực xiết bu lông

Sau khi xác định được lực của từng loại bu lông, bạn có thể tham khảo danh sách các dụng cụ cờ lê dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp:

Lưu ý: Mọi người chỉ cần 1 chiếc cờ lê lực để vặn các loại bu long inox khác nhau nhưng phải tính toán được lực vặn tương ứng.

Trên đây là bài viết về cách xiết bu lông inox đúng cách. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về lực xiết bu lông. Từ đó giúp bạn có thể lựa chọn được loại bu lông đai ốc phù hợp giúp đảm bảo các mối nối,  độ bền cho các chi tiết cũng như giúp cố định các kết cấu.

 


error: Content is protected !!