Điểm Khác Biệt Giữa Bu Lông Inox 201, 304 Và 316
Điểm Khác Biệt Giữa Bu Lông Inox 201,304 và 316
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại bu lông khác nhau. Nhưng liệu bạn đã biết nguyên nhân của sự khác biệt hay cách phân biệt các loại này chưa? Hãy cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu điểm khác biệt giữa bu lông Inox 201, 304 và 316 nhé!
Khác biệt cơ bản giữa bu lông inox 201, inox 304 và inox 316
Sự khác nhau cơ bản giữa các loại bu lông đến từ vật liệu sản xuất chính của nó. Về thành phần hóa học:
- Bu lông inox 201 thành phần chính là Mn, chỉ có 3% Niken và 16-18% Crom
- Bu lông inox 304 có 8% Niken và 18% Crom
- Bu lông inox 316 có 16% Crom và chứa đến 10% Niken. Đặc biệt Bulong inox 316 có thêm 2% Molypden – chất chống ăn mòn Clorua.
Tuy nhiên không quá khó để phân biệt các loại bu lông này. Cách dễ dàng nhất là quan sát các kí hiệu trên mũ mỗi bu lông:
- Bu lông inox 201: phía trên mũ mỗi bu lông sẽ có chữ A2-70, tuy nhiên không ghi ký hiệu của nhà sản xuất.
- Bu lông inox 304: phía trên mũ mỗi bu lông sẽ có chữ A2-70, ký hiệu nhà sản xuất (THE,TD,W, REYO,…)
- Bu lông inox 316: phía trên mũ mỗi bu lông sẽ có chữ A4-70 (hoặc A4-80), và có ký hiệu nhà sản xuất (THE,TD,W, REYO,…)
![]() | ![]() | ![]() |
Inox 201 | Inox 304 | inox 316 |
Về cấp bền, bu lông inox 201 và inox 304 đạt tương đương 5.6. Đặc biệt, bu lông inox 316 đạt đến 8.8 có khả năng chịu bền tốt hơn.
Bu lông inox 201 là gì và ứng dụng của nó
Bu lông inox 201 làm từ chất liệu chính là thép không gỉ inox SUS 201. Bu lông này sản xuất theo quy trình và tiêu chuẩn DIN/ASTM/ ISO / JIS/ KS/ GB/ TCVN. Tương tự các loại bu lông khác, bu lông inox 201 này cũng có đủ chủng loại. Về kích thước bao gồm từ M4 đến M72. Mỗi sản phẩm bu lông inox 201 sẽ có các loại ren, bước ren khác nhau như: mịn, thô, lửng, ren suốt… Tùy vào sản phẩm, yêu cầu sẽ có những cấp bền khau nhau. Chỉ nên dùng bu lông này trong các môi trường có điều kiện thường. Tuyệt đối không dùng bu lông inox 201 trong môi trường có tính ăn mòn cao. Loại sản phẩm cơ khí này được ứng dụng nhiều trong công nghiệp như:
- Cơ khí chế tạo
- Lắp ráp các chi tiết của sản phẩm
- Lắp ráp điện tử
- Lắp ráp xe máy, ô tô
- Sử dụng trong ngành gỗ…
Bu lông inox dùng trong lắp ráp ô tô
Bu lông inox 304 là gì và ứng dụng của nó
Bu lông inox 304 là sản phẩm cơ khí được sản xuất từ inox SUS 304. Hiện nay loại này khá phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Độ bền bu lông inox 304 khá cao, tương đương 5.6 và khả thể chống ăn mòn rất tốt trong môi trường thường và môi trường axit.
Bu lông INOX 304 tuân theo các hệ tiêu chuẩn: DIN (Đức), ASTM/ANSI (Mỹ), JIS (Nhật Bản), GOST (Nga), ISO (Tiêu chuẩn Quốc tế), GB (Trung Quốc), BS (Anh) và TCVN (Việt Nam).
Ưu điểm cả loại bu lông này chính là những tính năng chống gỉ, hạn chế sự ăn mòn và độ chịu nhiệt rất tốt. Chính vì nhiều ưu điểm như thế nên loại sản phẩm cơ khí này được ứng dụng nhiều trong thực tế như:
- Trong dân dụng: dùng để lắp đặt công trình xây dựng, lắp đặt bồn nước, thiết bị y tế,…
- Trong công nghiệp: được sử dụng rất nhiều ở các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ. Công nghiệp nặng như: bồn chứa hóa chất, trong thi công đóng tàu và trong các ống khí ga và dẫn dầu,…Sử dụng trong ngành công nghiệp nhẹ như: lắp đặt đường ống, chế biến thực phẩm,,…
Bu lông inox dùng trong lắp đường ống dẫn ga
Bu lông inox 316 là gì và ứng dụng của nó
Thành phần chính trong bu lông inox 316 là thép chịu nhiệt Austenit và thép không gỉ Crom-Niken. Đặc biệt trong thành phần chính của loại thép này còn chứa 2% Molypden.
Bu lông inox 316 có độ bền khá cao, chống ăn mòn cực tốt trong các môi trường nước biển biển, nước muối. Có thể chịu đựng trong môi trường hóa chất.
Chính những ưu điểm như thế mà loại bu lông này được ứng dụng nhiều nơi. Đặc biệt trong các môi trường yêu cầu tránh ô nhiễm kim loại quá mức như dược phẩm,…
Bu lông inox dùng trong công trình dàn khoan
Bu lông inox 316 có giá thành cao hơn so với inox 201 và 304. Tuy nhiên về lâu dài thì rõ ràng đây là sản phẩm giúp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
Bài viết trên tổng hợp những điểm khác biệt giữa bu lông Inox 201, 304 và 316. Hãy bỏ túi cho bản thân những kiến thức cơ bản này nhé!